
3 Điều Lưu Ý Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
- 9 điều mẹ cần kiêng cữ sau sinh (07.11.2017)
- CÁCH LÀM THIỆP MỜI SINH NHẬT ĐẸP ĐƠN GIẢN (05.07.2017)
- Bộ phụ kiện trọn gói cho sinh nhật bé yêu (18.01.2017)
3 Điều Lưu Ý Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa - Rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, khiến các bé suy dinh dưỡng, mất nước, tiêu chảy, táo bón và còi xương,… Trước tình trạng trên mà con mình mắc phải không ít bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Dưới đây Kool Style sẽ đưa ra một vài cách hữu hiệu giúp bố mẹ thêm kiến thức chăm sóc trẻ khi trẻ bị chứng rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, khiến cho trẻ bị đau bụng và thay đổi đại tiện do ăn uống và sinh hoạt không đúng cách. Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là với trẻ em.
1.Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa:
❖ Có hai dạng vi khuẩn luôn tồn tại trong đường ruột con người đó là hại khuẩn- tác nhân gây ra bệnh tiêu hóa, và lợi khuẩn chiến đấu với hại khuẩn mỗi ngày để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nếu hệ tiêu hóa của trẻ giữ được tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn thì khi đó lợi khuẩn đu sức mạnh để chiến đấu với hại khuẩn, ngược lại nếu tỷ lệ hại khuẩn nhiều hơn lợi khuẩn sẽ dấn đến các bệnh về tiêu hóa, khiến trẻ gầy gò, chán ăn, suy dinh dưỡng và còi xương.
Ngoài ra nguyên nhân khách quan là do môi trường sống của trẻ chưa hợp vệ sinh, khiến cho vi khuẩn có hại đi vào đường ruột gây nên các bệnh về tiêu hóa của các bé.

Bé bị rối loạn tiêu hóa, gây mệt mỏi suy nhược cho bé
2.Nhận biết dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa:
❖ Trẻ bị nôn trớ là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ, nhưng có những lưu ý mà các mẹ nên quan tâm. Nếu trẻ dưới một tuổi bị nôn trớ, thì đây gần như là hiện tượng bình thường, do sau sinh dạ dày trẻ còn nhỏ nằm ngang nên khi cho trẻ ăn thức ăn dễ bị trào ra. Tuy nhiên, nếu sau một tuổi tình trạng nôn trớ vẫn diễn ra thường xuyên cha mẹ cần cân nhắc đến việc trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, khiến mọi thức ăn vào cơ thể đều bị đẩy ngược lại.
Trẻ bị tiêu chảy cũng là một trường hợp của rối loạn tiêu hóa. Trẻ tiêu chảy thường có phân lỏng, hoặc phân nước có thể có cả máu. Lúc này cơ thể trẻ sẽ bị mất nước, mắt trũng, da nhăn, khóc không có nước mắt. Nếu không chữa kịp thời khi bị mất nước nặng trẻ có thể bị hôn mê ảnh hưởng đến sức khỏe có thể đến tính mạng trẻ.

Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trẻ bị táo bón có triệu chứng đau bụng kéo dài, từng đợt, chân tay lạnh, khóc nhiều, phân to cứng, đôi khi kèm theo máu.
Trẻ bị đau bụng có nhiều biểu hiện khác nhau như những cơn đau đột ngột, đau kéo dài nhiều giờ, đau lạnh người. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, trẻ đi vệ sinh xong cơn đau tự chấm dứt.
Trẻ chán ăn bỏ bữa cũng là một trong những dấu hiệu cnahr báo các mẹ trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ có dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa, không ăn những món dù là khoái khẩu nhất, sút cân, còi cọc.
3. Mẹ cần làm gì để chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ hiệu quả:
Những món tốt cho trẻ nên ăn khi rối loạn tiêu hóa :
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn rau xanh
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn chuối chín
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn ngũ cốc
❖ Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải có chế độ ăn đặc biệt, bố mẹ nên chú ý đến khẩu phần ăn của con. Bữa ăn của con phải đảm bảo đầy đủ 4 loại thành phần: chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng. Thực phẩm cho bé phải bảo đảm an toàn vệ sinh, vì đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ bị táo bón thì nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây giàu chất xơ. Bố mẹ cần lưu ý tẩy giun định kì cho con 6 tháng 1 lần, để con có cơ thể khỏe mạnh. Hạn chế cho bé tiếp xúc với kháng sinh, làm tổn thương đến môi trường vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Bổ sung thêm các men vi sinh đặc biệt là men vi sinh chứa đồng thời 2 thành phần là vi khuẩn có lợi( probiotics) và chất xơ hòa tan dạng Fructose- Oligosaccharide, gọi tắt là FOS. Giúp bé tiêu hóa tối đa thức ăn hấp thụ hoàn toàn dinh dưỡng và chống táo bón hiệu quả. Tăng cường bổ sung men vi sinh giúp chầm dứt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh hiệu quả.
❖ Lưu ý trẻ cần được ăn kiêng hợp lí, không nên cho trẻ ăn đồ ăn khó tiêu như: xúc xích, thịt hộp, pizza,...Đối với trẻ tiêu chảy tránh các loại đồ ăn nhiều đường, ngọt. Đối với trẻ táo bón tránh thức ăn giàu chất bột như ngô, sắn,…
Nếu trẻ có dấu hiệu không hồi phục sau khi chữa tại nhà thì bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời. Kool Style chúc bố mẹ chăm sóc bé thật tốt, chúc bé luôn mạnh khoẻ và thông minh.
Tags:
Cẩm nang mẹ và bé khác
- 9 điều mẹ cần kiêng cữ sau sinh
- 6 bài tập giúp bé ăn ngon ngủ khỏe
- 9 Điều Sai Lầm Khi Pha Sữa Bột Cho Bé
- Nguyên nhân trẻ chậm nói và cách khắc phục trẻ bị chậm nói
- Những món đồ chơi cho bé từ 6 tháng đến 1 tuổi
- Bệnh cận thị ở trẻ em, nguyên nhân và biện pháp điều trị bệnh cận thị
- Chăm sóc khi trẻ bị ốm tại nhà hiệu quả
- Tại sao trẻ biếng ăn, giải pháp cho trẻ biếng ăn ?
- CÁCH CHẾ BIẾN THỨC ĂN DẶM CHO TRẺ PHẦN 2
- CÁCH CHẾ BIẾN THỨC ĂN DẶM CHO TRẺ PHẦN 1
- CÁCH HUẤN LUYỆN CON LÀM VIỆC NHÀ
- CÁCH PHÁT HIỆN NĂNG KHIẾU VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO
- NHỮNG KÊNH GIẢI TRÍ CÓ TÍNH GIÁO DỤC CAO MẸ NÊN CHO TRẺ XEM
- CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ
- KHI TRẺ MẮC LỖI BA MẸ SẼ LÀM GÌ
- CÁC MŨI TIÊM PHÒNG CẦN THIẾT CHO TRẺ
- NHỮNG MÓN ĂN TỐT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
- BÀI THUỐC CHỮA HO LONG ĐỜM CHO BÉ
- NHỮNG TRÒ ĐÙA CHA MẸ VÔ TÌNH GÂY HẠI CHO CON
- HÀNH TRANG CHO TRẺ VÀO LỚP 1
- NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI TIÊM PHÒNG CHO TRẺ
- TOP NHỮNG THỰC PHẨM CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA BÉ
- NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN MẸ NÊN DẠY TRẺ
- LÀM GÌ KHI TRẺ TRỞ NÊN BƯỚNG BỈNH
- CÁCH HẠ SỐT THÔNG THƯỜNG CHO TRẺ EM
- NHỮNG SAI LẦM KHI CHO TRẺ ĂN DẶM
- KHI NÀO TRẺ BẮT ĐẦU ĂN DẶM?
- NHỮNG SAI LẦM KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH MẸ NÊN TRÁNH
- MẸO CHỌN ĐỒ CHƠI AN TOÀN CHO BÉ
- MẸ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG ĐỒ DÙNG GÌ KHI ĐI SINH CON