
Bệnh cận thị ở trẻ em, nguyên nhân và biện pháp điều trị bệnh cận thị
- Những lời chúc sinh nhật hay dành cho bé 12 tuổi (13.12.2017)
- Khung hình độc đáo - lưu giữ khoảnh khắc đẹp (20.06.2018)
- KHI TRẺ MẮC LỖI BA MẸ SẼ LÀM GÌ (05.07.2017)
Bệnh cận thị ở trẻ em, nguyên nhân và biện pháp điều trị bệnh cận thị
Bệnh cận thị ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta, làm giảm chất lượng cuộc sống. Trong xã hội phát triển như ngày nay thì tỉ lệ người bị cận thị ngày một nhiều, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Vì vậy mà các bậc phụ huynh càng cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề này để chăm sóc và bảo vệ cho đôi mắt của con luôn mạnh khoẻ. Sau đây là những chia sẻ của Kool Stlye về tật cận thị ở trẻ em mà các bố mẹ nên chú ý.
Bệnh cận thị là gì ?
Hiện nay bệnh cận thị dường như không còn xa lạ gì với chúng ta, với giới trẻ và nhất là với trẻ em. Lứa tuổi học sinh, mắt phải làm việc liên tục để đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này các bé thường chủ quan và chưa ý thức được việc chăm sóc mắt cũng như tác hại của việc cận thị. Nhất là bệnh cận thị ở trẻ chúng ta cần khắc phục sớm để không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bé
Bệnh cận thị ở trẻ
Thêm vào đó bố mẹ lại bận bịu với công việc và cuộc sống mưu sinh nên không chú ý đến sức khỏe mắt của con cho lắm, minh chứng là bố mẹ cho con tiếp xúc với điện tử thoải mái, chủ quan trong việc mua cho con những loại thuốc bổ mắt và ăn những thức ăn tốt cho mắt.
>> Trẻ bị rối loạn tiêu hóa << Ba mẹ cần làm gì ?
Triệu chứng bệnh cận thị ở trẻ
- Trẻ thường xuyên xem TV hoặc đọc sách với khoảng cách gần, nếu bạn nhận thấy thời gian gần đây trẻ thường xem tivi với khoảng cách gần hoặc cúi sát khi đọc sách, học bài, thì đó chính là dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị,
- Trẻ thường xuyên dụi mắt, bạn quan sát thấy trẻ thường giơ tay lên dụi mắt khi quan sát tập trung lâu vào một vật gì đó hoặc khi đang vui choi, bạn cần nghĩ ngay tới việc con bạn có vấn đề về thị lực
- Trẻ nhạy cảm với ánh sáng hoặc bị chảy nước mắt nhiều hơn bình thường, trẻ có dấu hiệu nhạy cảm quá với các loại ánh sáng như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn trong nhà. Trẻ có biểu hiện nheo mắt lại hoặc dụi mắt, và trẻ cảm tahays đau đầu buồn nôn.
- Trẻ nhắm một mắt trong khi đọc sách hoặc xem tivi, lúc này bạn hãy đề phòng có thể trẻ đã bị tật khúc xạ hoặc có vấn đề về thị lực nên ảnh hưởng tới khả năng phối hợp đồng bộ hai mắt.
- Trẻ bị mỏi mắt khi sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử. Bạn nên quan sát và nhắc trẻ giải lao tầm 20 phút và quan sát các vật xung quanh cách xa tối thiểu 60m trong vòng 20 giây. Nếu trẻ vẫn cảm thấy mởi mắt thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt vì đó là một trong những dấu hiệu trẻ bị cận thị.
- Không thích tham gia hoặc làm kém hiệu quả trong các hoạt động liên quan tới thị giác như vẽ,…
Nguyên nhân gây bệnh cận thị ở trẻ.
Do thiếu ngủ hoặc ít ngủ: đặc biệt trong độ tuổi từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, vì trong độ tuổi này nếu trẻ bị thiếu ngủ hoặc ít ngủ, rất dễ gây ra bệnh cận thị.
Trẻ sinh ra với cân nặng quá nhẹ, những trẻ sinh ra bị thiếu cân, trọng lượng cơ thể chỉ dưới 2,5kg khi lớn lên hầu hết đêu bị cận thị.
Trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận từ khi học tiểu học.
Do yếu tố di truyền bố mẹ bị bệnh cận thị rất dễ di truyền sang con.
Do trẻ học quá nhiều, mắt không kịp thư giãn mà pahir làm việc liên tục và tinh thần luôn căng thẳng, và áp lực. Ngoài ra còn do trẻ chơi quá nhiều trò chơi trên thiết bị điện tử hay xem nhiều ti vi.
Trẻ đọc sách nơi có ánh sáng không tốt, thiếu ánh sáng, ánh sáng không phù hợp với mắt trẻ cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua
Thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ còn ít, không gian sống chật hẹp, không có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên cũng là nguyên nhân gây bệnh cận thị ở trẻ.
Bé cận thị hoạt động thể thao kém hơn các bạn cùng lứa tuổi
Phương pháp điều trị bệnh cận thị ở trẻ.
Khi phụ huynh nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của cận thị, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra mắt và được bác sĩ tư vấn các phương pháp chăm sóc mắt cận thị.
Cho trẻ đeo kính cận phù hợp với độ cận để trẻ có thể nhìn xa, tránh việc phải nheo mắt hay ngồi khoảng cách gần khiến cho mắt bị cận nặng thêm.
Phụ hynh nên đưa trẻ đi khám mắt 6 tháng 1 lần để kiểm tra độ cận và thay đổi kính cho phù hợp. thường mắt trẻ sẽ tăng mỗi năm 1 điốp cho đến khi trưởng thành, cho nên cần kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện và điều chỉnh kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh cận thị cho trẻ
Học nơi có ánh sáng phù hợp với mắt, đọc sách cách khoảng 30cm, tư thế ngay ngắn. Không để trẻ nằm đọc sách.
Cho trẻ xem tivi và chơi điện tử có mức độ và khoảng thời gian quy định, xa tầm mắt của trẻ khoảng 2m.
Bổ sung vitamin A, B2,C,E,..vào thực đơn ăn của trẻ giúp chống oxi hóa và tăng cường thị lực cho trẻ. Bạn có thể sử dụng các thuốc uống vitamin E,.. tốt cho mắt của trẻ.
Chúc các bậc phụ huynh chăm sóc và bảo vệ cho đôi mắt của bé luôn sáng khoẻ.
Xem thêm : Tại sao trẻ biếng ăn, giải pháp cho trẻ biếng ăn
- 9 điều mẹ cần kiêng cữ sau sinh
- 6 bài tập giúp bé ăn ngon ngủ khỏe
- 9 Điều Sai Lầm Khi Pha Sữa Bột Cho Bé
- Nguyên nhân trẻ chậm nói và cách khắc phục trẻ bị chậm nói
- Những món đồ chơi cho bé từ 6 tháng đến 1 tuổi
- 3 Điều Lưu Ý Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
- Chăm sóc khi trẻ bị ốm tại nhà hiệu quả
- Tại sao trẻ biếng ăn, giải pháp cho trẻ biếng ăn ?
- CÁCH CHẾ BIẾN THỨC ĂN DẶM CHO TRẺ PHẦN 2
- CÁCH CHẾ BIẾN THỨC ĂN DẶM CHO TRẺ PHẦN 1
- CÁCH HUẤN LUYỆN CON LÀM VIỆC NHÀ
- CÁCH PHÁT HIỆN NĂNG KHIẾU VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO
- NHỮNG KÊNH GIẢI TRÍ CÓ TÍNH GIÁO DỤC CAO MẸ NÊN CHO TRẺ XEM
- CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ
- KHI TRẺ MẮC LỖI BA MẸ SẼ LÀM GÌ
- CÁC MŨI TIÊM PHÒNG CẦN THIẾT CHO TRẺ
- NHỮNG MÓN ĂN TỐT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
- BÀI THUỐC CHỮA HO LONG ĐỜM CHO BÉ
- NHỮNG TRÒ ĐÙA CHA MẸ VÔ TÌNH GÂY HẠI CHO CON
- HÀNH TRANG CHO TRẺ VÀO LỚP 1
- NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI TIÊM PHÒNG CHO TRẺ
- TOP NHỮNG THỰC PHẨM CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA BÉ
- NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN MẸ NÊN DẠY TRẺ
- LÀM GÌ KHI TRẺ TRỞ NÊN BƯỚNG BỈNH
- CÁCH HẠ SỐT THÔNG THƯỜNG CHO TRẺ EM
- NHỮNG SAI LẦM KHI CHO TRẺ ĂN DẶM
- KHI NÀO TRẺ BẮT ĐẦU ĂN DẶM?
- NHỮNG SAI LẦM KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH MẸ NÊN TRÁNH
- MẸO CHỌN ĐỒ CHƠI AN TOÀN CHO BÉ
- MẸ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG ĐỒ DÙNG GÌ KHI ĐI SINH CON