Nguyên nhân trẻ chậm nói và cách khắc phục trẻ bị chậm nói

Nguyên nhân trẻ chậm nói và cách khắc phục trẻ bị chậm nói

Nguyên nhân trẻ chậm nói và cách khắc phục trẻ bị chậm nói

Trẻ chậm nói là một trong những ‘căn bệnh’ mà nhiều cha mẹ lo lắng khi con mình mắc phải. Để giúp con tránh được căn bệnh này, bố mẹ cần phải biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục. Tất cả đều được Kool Style chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói:

  • Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hàm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói.
  • Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường liên quan đến việc chậm nói, đó là lí do vì sao trẻ em nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu và bắt chước.
  • Cuộc sống hiện đại cùng với sự bùng nổ của công nghệ là một trong những nguyên nhân góp phần không nhỏ đến sự chậm nói ở trẻ. Nhiều bậc cha mẹ thường cho trẻ xem TV hay dùng smartphone để bé ngồi yên, ăn ngoan hay mình rảnh làm việc nhà. Khi xem TV và sử dụng điện thoại thông minh, trẻ không cần phải nói, không cần phải suy nghĩ, chỉ ngồi yên và nhìn, đưa tay chỉ, chạm vào màn hình dàn tạo thói quen lười nói và ngại giao tiếp ở trẻ.
  • Ngoài ra còn do nguyên nhân tâm lí, trẻ bị kìm hãm tâm lí, sống trong môi trường không lành mạnh khiến trẻ không muốn tiếp xúc với bên ngoài.

Trẻ bị chậm nói

Trẻ bị chậm nói thường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tư duy của bé

2. Dấu hiệu trẻ chậm nói:

          Giai đoạn trẻ học nói và bắt đầu muốn giao tiếp với mọi người là khoảng thời gian 12 đến 24 tháng tuổi. Khi trẻ có những dấu hiệu sau thì bạn nên lưu ý vì đó là dấu hiệu trẻ chậm nói :

-         Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay khi được 12 tháng tuổi

-         Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi.

-         Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi.

-         Khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản.

Giai đoạn 2-3 tuổi có những dấu hiệu trẻ chậm nói sau:

-         Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm hoặc các cụm từ.

-         Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu.

-         Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.

-         Có giọng nói khác thường( nghe như giọng mũi hoặc the thé).

-         Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng ¾ vào lúc 3 tuổi . vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì .

 Dạy bé tập nói 

3. Bố mẹ cần làm gì khi con chậm nói:

 Cách dạy trẻ chậm nói

  • Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc thúc đẩy kĩ năng ngôn ngữ ở trẻ tùy theo độ tuổi. Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói, do đó cha mẹ có thể kể chuyện hay hát cho trẻ nghe, giúp trẻ nhạy cảm hơn với ngôn ngữ.
  • Cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói. Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói., cũng như thường xuyên động viên con để con thích thú.
  • Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa vào nhwunxg tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp con tập nói tốt.
  •  Không nên cho trẻ giành quá niều thời gian cho TV và các trò chơi trên điện thoại vì nó sẽ khiến trẻ cách li với thế giới bên ngoài. Cha mẹ nên cùng trẻ xem những chương trình hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật hội thoại trong phim để trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.
  • Cha mẹ nên thường nói chuyện với trẻ, đặt câu hỏi và nghe trẻ trả lời, kiên nhẫn giúp trẻ tập nói thành thạo.
  • Dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt. Bạn nên đưa bé đến khám tại Khoa Tâm lý của các bệnh viện Nhi để được các bác sĩ chuẩn đoán nguyên nhân và tư vấn điều trị.

Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em là một công trình lớn lao, đòi hỏi cha mẹ phải có thời gian, vốn hiểu biết về dinh dưỡng và tâm lý. Để con bạn phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, các bậc phụ huynh hãy chú ý chăm sóc để con mình có thể phát triển toàn diện nhất và hãy đồng hành với con trên con đường phát triển của con bây giờ và sau này.

Mạng xã hội :

1