
NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN MẸ NÊN DẠY TRẺ
- 5 Gợi ý Khi Tổ Chức Sinh Nhật Cho Bé 5 Tuổi (05.06.2017)
- TỰ TAY TRANG TRÍ TIỆC THÔI NÔI CHO BÉ YÊU (16.11.2017)
- CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CƠ BẢN CHO TRẺ NHỎ (05.07.2017)
NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN MẸ NÊN DẠY TRẺ
Những trò chơi dân gian đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu người. Tuổi thơ với những trò chơi cùng lũ bạn thân tụm ba tụm bảy. Ngày này với sự phát triển của công nghệ thì trò chơi dân gian dường như đã bị quên lãng thay vào đó là những trò chơi hiện đại trên điện thoại, ipas, máy tính ... Cùng Kool Style điểm danh những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ cha ông ta nha.
1- Trò chơi bịt mắt bắt dê
Đây là một trò chơi rất phổ biến hầu khắp cả nước và là một trò chơi tập thể thường được chơi trong trường học.
Luật chơi trò chơi bịt mắt bắt dê
Trước tiên tạo một vòng tròn thật lớn bằng thật nhiều bạn nắm tay nhau sau đó một bạn bị bịt mắt rồi đi bắt dê, dê là một bạn khác. Rồi cùng nhau đứng trong vòng tròn, các bạn nắm tay nhau không được rời tay nhau ra và cùng phối hớp để bạn dê không bị bạn bịp mắt bắt . Bạn nào nếu chả may bị bạn bịt mắt bắt được sẽ phải thay thế bạn bịt mắt và tiếp tục đi tìm dê để thay thế mình.
Trò chơi bịt mắt bắt dê
Xem bài viết hot: Top 5 Trò Chơi Vui Ngày Sinh Nhật
2- Trò chơi dân gian: nhảy dây
Trò nhảy dây cũng là một trò chơi phổ biến với các bạn nhỏ trong trường học và cũng là một trò chơi đòi hỏi tính đồng đội cao. Chủ yếu là các bạn gái chơi nhưng trò chơi này phù hợp với tất cả bạn nam và nữ. Hai bạn sẽ đứng ở 2 đầu dây và các bạn còn lại sẽ nhảy từ mức thấp đến mức cao dần. Bạn nào nhảy mà vướng dây và không nhảy qua được sẽ phải thay thế cho bạn cầm dây. Trò chơi này nếu chơi theo nhóm thì một bạn trong nhóm sẽ cứu bạn chơi hỏng, nếu cứu được thì bạn kia lại chơi tiếp. Dây được làm từ dây thun tết lại với nhau hoặc đơn giản là một sợi dây thừng. Có 2 kiểu nhảy đó là nhảy dây đơn và nhảy dây kép.
Trò chơi nhảy dây gồm nhảy dây đơn và nhảy dây kép
3- Trò chơi dân gian bắn bi
Trò chơi này cũng là một trò chơi theo nhóm và các bạn trai thường rất thích chơi. Và hầu hết bé nào cũng đều có một bộ sưu tầm bi luôn. Chơi thì vô cùng đơn giản. Trước tiên bạn hãy vẽ một vòng trò hoặc bất kể hình gì to nhỏ tùy thích sau đó đào 1 hố nhỏ trong hình đó và mỗi bạn góp mtj số lượng bi bằng nhau rồi bỏ vào trong hình tròn đó, sau đó kẻ một đg thẳng cách chỗ vẽ vòng tròn khoảng 1mét hoặc 2mét tùy ý. Những người chơi bắt đầu bắn bi từ đường thẳng đó vào vòng tròn, nếu những viên bi trong vòng tròn rơi và hố thì người chơi đó có quyền lấy những viên bi đó và tiếp tục chơi đến khi những viên bi không rơi vào hố nữa hoặc ra ngoài thì bạn khác tiếp tục chơi.
Trò chơi bắn bi
4- Trò chơi dân gian ô ăn quan
Trò chơi này cs thể chơi ử nhà hoặc chơi trong giờ nghỉ giải lao ở trường, chơi cùng 2 hoặc 3 bạn. Trước hết là kể một hình chiwx nhật nếu chơi 2 bạn và hình tam giá nếu chơi 3 bạn, hình vuông nếu chơi 4 bạn. rồi chia hình đó thành 10 ô vuông, mỗi bên 5 ô đối xứng nhau. 2 đầu còn lại vẽ 2 hình vòng cung phía ngoài ô vuông gọi là ô dân còn ô hình vòng cung gọi là ô quan sau đó rải những viên sỏi vào từng ô. Ô quan rải nhiều hơn. Từng người chơi sẽ chơi lần lượt từ ô dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều những viên sỏi trong các ô càng tốt.
Trò chơi dân gian ô ăn quan
5- Trò chơi dân gian đánh mốt ( thẩy đũa, chơi chuyền )
Chỉ cần một nắm đũa hay bạn có thể vót một nắm que dài khoảng 20cm cùng với một quả banh lông hoặc một quả bưởi nhỏ rồi mỗi bạn cầm trái banh hoặc bưởi thảy lên cao rồi xoay vài vòng sau đó rải đũa ra rồi chộp banh, tiếp đến lại thảy banh lên rồi nhặt 1,2 đũa rồi hứng banh, cứ như vậy ai nhặt được nhiều đũa hơn thì người đó thắng. Trong quá trình thảy banh và nhặt đũa ai làm rơi thì người tiếp theo sẽ chơi.
Trò chơi thảy đũa ( chơi chuyền )
6- Trò chơi dân gian nhảy lò cò
Trước tiên vẽ một hình chữ nhật lớn sau đó chia nhỏ thành những ô vuông sau đó người chơi chọn một viên đá hoặc viên gạch nhỏ thảy từ ô đầu tiên và không để viên gạch ra khỏi viền ô kẻ hoặc ra ngoài và nhảy một chân đi qua khắp các ô và bỏ qua ô có gạch và giữ thăng bằng để đi tiếp sau nếu nhảy qua 2 ô sát nhau thì xoạc 2 chân ra 2 bên ô đó rồi vòng về nhảy đến ô gần có viên gạch rồi cúi người xuống nhặt viên gạch lên và nhảy về, chú ý trong quá trình nhảy chân không được chạn vào viền kẻ ở mỗi ô. Nếu phạm quy bạn sẽ không được chơi và tùy vào mỗi luật chơi bạn sẽ bị phạt theo quy luật.
Trò nhảy lò cò
7- Trò chơi kéo co
Trò này cũng là một trò chơi kết hợp đồng đội. Các bé được chia thành 2 đội bằng nhau thường thì mỗi đội khoảng 6 đến 10 bạn. 2 bé đầu sẽ nắm tay nhau còn các bé còn lại vòng qua eo nhau hoặc tất cả các bé nắm vào một sợi dây và dùng hết sức kéo về phía mình. Bên nào bị kéo về bên kia vạch được kẻ sẵn bên dưới thì đội đó sẽ thua. Kéo co chính là trò chơi có tính đồng đội cao nhất .
Trò chơi kéo co
8- Trò chơi mèo đuổi chuột
Tất cả các bạn đứng thành một vòng tròn rộng cùng nhau nắm tay và giơ cao quá đầu rồi bắt đầu cùng nhau hát bài mèo đuổi chuột. Sau đó tìm một bạn làm mèo và một bạn làm chuột ( Có thể oằn tù tì để tìm ra bạn 2 bạn ). Rồi 2 bạn này đứng vào phía bên trong vòng tròn rồi 2 bạn đứng quay lưng vào nhau đến ki các bạn hát đến câu cuối bài hát thì bạn làm chuột phải chạy để bạn làm mèo bắt và bạn mèo phải chạy đúng với chỗ bạn chuột chạy qua không được chạy sai và nếu mèo bắt được chuột thì sẽ thắng và 2 bạn sẽ đổi chỗ cho nhau. Chú ý nếu các bạn ở vòng tròn và bị tuột tay làm rời vòng tròn thì sẽ bị thay thế 2 bạn mèo và chuột nhé.
Trò chơi mèo đuổi chuột
9- Trò chơi dân gian nu na nu nống
Những bạn chơi ngồi xếp thành từng hàng sau đó duỗi chân ra, một bạn trong hàng sau đó sẽ đập chân các bạn và chân mình và hát vang bài hát nu na nu nống :
"Nu na nu nống cái trống nằm trong con ong nằm ngoài củ khoai chấm mật, mật ngồi mật khóc, con cóc bò ra con gà cục cục, bà cụ thổi xôi, ông tôi nấu chè bà trắm cá mè, tò he chân rụt ".
Sau khi lời bài hát kết thúc các bé trong hàng phải rụt thật nhanh chân lại không được để tay của người đập chạm vào chân, hát đi hát lại và tiếp tục đập, nếu bạn nào bị đập trúng cả 2 chân sẽ bị thua hoặc bị phạt theo luật chơi do người chơi đặt ra.
Trò chơi nu na nu nống
10- Trò chơi oẳn tù tì
Trò chơi này là một trò chơi vô cùng phổ biến và nó được áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày. Nếu có quá nhiều tranh luận và không quyết định được gì đó thì người ta hay sử dụng trò chơi này. Người chơi sẽ giấu tay đi và cùng đọc to câu " oẳn tù tì ra cái gì ra cái này " khi đó người chơi sẽ cùng lúc xòe tay ra trước mặt với những lựa chọn khác nhau như búa, giấy, kéo, bao nắm đấm. Quy luật là kéo sẽ thắng giấy, búa sẽ thắng kéo ....
Trò chơi oản tù tì
Còn rất nhiều trò chơi dân gian khác nữa và luật chơi những trò chơi dân gian cũng tùy từng vùng miền mà đưa ra những luật chơi những trò chơi dân gian khác nhau. Hiện những trò chơi này thường được các bạn nhỏ chơi trong trường học.
- 9 điều mẹ cần kiêng cữ sau sinh
- 6 bài tập giúp bé ăn ngon ngủ khỏe
- 9 Điều Sai Lầm Khi Pha Sữa Bột Cho Bé
- Nguyên nhân trẻ chậm nói và cách khắc phục trẻ bị chậm nói
- Những món đồ chơi cho bé từ 6 tháng đến 1 tuổi
- Bệnh cận thị ở trẻ em, nguyên nhân và biện pháp điều trị bệnh cận thị
- 3 Điều Lưu Ý Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
- Chăm sóc khi trẻ bị ốm tại nhà hiệu quả
- Tại sao trẻ biếng ăn, giải pháp cho trẻ biếng ăn ?
- CÁCH CHẾ BIẾN THỨC ĂN DẶM CHO TRẺ PHẦN 2
- CÁCH CHẾ BIẾN THỨC ĂN DẶM CHO TRẺ PHẦN 1
- CÁCH HUẤN LUYỆN CON LÀM VIỆC NHÀ
- CÁCH PHÁT HIỆN NĂNG KHIẾU VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO
- NHỮNG KÊNH GIẢI TRÍ CÓ TÍNH GIÁO DỤC CAO MẸ NÊN CHO TRẺ XEM
- CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ
- KHI TRẺ MẮC LỖI BA MẸ SẼ LÀM GÌ
- CÁC MŨI TIÊM PHÒNG CẦN THIẾT CHO TRẺ
- NHỮNG MÓN ĂN TỐT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
- BÀI THUỐC CHỮA HO LONG ĐỜM CHO BÉ
- NHỮNG TRÒ ĐÙA CHA MẸ VÔ TÌNH GÂY HẠI CHO CON
- HÀNH TRANG CHO TRẺ VÀO LỚP 1
- NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI TIÊM PHÒNG CHO TRẺ
- TOP NHỮNG THỰC PHẨM CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA BÉ
- LÀM GÌ KHI TRẺ TRỞ NÊN BƯỚNG BỈNH
- CÁCH HẠ SỐT THÔNG THƯỜNG CHO TRẺ EM
- NHỮNG SAI LẦM KHI CHO TRẺ ĂN DẶM
- KHI NÀO TRẺ BẮT ĐẦU ĂN DẶM?
- NHỮNG SAI LẦM KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH MẸ NÊN TRÁNH
- MẸO CHỌN ĐỒ CHƠI AN TOÀN CHO BÉ
- MẸ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG ĐỒ DÙNG GÌ KHI ĐI SINH CON